NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẤT ĐAI

Ngày 03/06/2020, thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt “ Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng quốc gia trong vấn đề mục tiêu kép đến năm 2030”.
Hoà mình cùng với những mục tiêu chung của Chính phủ, tầm nhìn của Ngành tài nguyên môi trường hướng tới giai đoạn 2025 về Công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ là:
-Tích hợp quy hoạch sử dụng đất đai vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội làm công cụ quản lý nhà nước về đất đai;
-Đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đúng theo quy định của Pháp luật;
-Xây dựng chương trình, kế hoạch điều tra, đánh giá tài nguyên đất về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành các quyết định trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.

Trải qua 2 năm định hướng xây dựng, bên cạnh những kết quả đạt được, chuyển đổi số đất đai đã bộc lộ nhiều hạn chế còn tồn tại.
-Về có chế chính sách, hệ thống pháp luật ngành Tài nguyên và môi trường nói chung, lĩnh vực đất đai nói riêng còn bộc lộ nhiều sự bất cập, cơ chế chính sách còn tồn tại nhiều điểm không đồng bộ gây mâu thuẫn với các luật chuyên ngành liên quan. Việc phân định phạm vi, trách nhiệm giữa các lĩnh vực còn nhiều điểm chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc phối hợp, xác định trách nhiệm.

-Về tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý địa chính còn thiếu về số lượng, không đồng đều về năng lực tin học dẫn tới khó khăn trong triển khai.
-Về cơ sở vật chất điều kiện trụ sở làm việc của các cơ quan ngành Tài nguyên và Môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn quy định; trang thiết bị hoạt động chuyên môn còn thiếu và chất lượng không đồng bộ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
-Về các phần mềm hỗ trợ trên thị trường chưa được chỉnh lý, cập nhật kịp thời cho nên việc tiếp tục cập nhật, chỉnh lý, thực hiện các yêu cầu của người sử dụng đất còn nhiều khó khăn, bất cập. Đầu ra cơ sở dữ liệu giữa các phần mềm chưa thống nhất dẫn tới hiệu quả quản lý và sử dụng dữ liệu chưa cao.

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều các phần mềm, giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số đất đai, như: VBDLis, Ilis, TMV.lis, Elis, Vilis, DongNai.lis….. hầu hết các phần mềm này hoạt động chủ yếu trên nền tảng Desktop chỉ đáp ứng việc giải quyết nghiệp vụ ở phạm vi nhỏ hẹp; công cụ xử lý dữ liệu không gian còn phức tạp và chưa được tự động hoá dẫn tới diện tích thửa đất vẫn có thể chỉnh sửa bằng tay; Việc thiết lập các tác vụ xử lý nghiệp vụ, biểu mẫu hoàn toàn phụ thuộc vào lập trình viên, không linh động trong việc chỉnh sửa để phù hợp với từng địa phương.
Thấu hiểu được những tồn tại và khó khăn đó, giải pháp ViLAND đã được ra đời với tầm nhìn trở thành nền tảng số cung cấp các công cụ tiên tiến và phù hợp nhất cho ngành Địa chính. Giải pháp ViLAND giải quyết được hầu hết các vấn đề còn tồn tại của lĩnh vực Chuyển đổi số địa chính, như là :
-Xử lý tự động và triệt để CSDL không gian và Phi không gian
-Cấu hình quy trình: Cấu hình quy trình động, linh hoạt theo nhu cầu của cán bộ thụ lý từng Địa phương
-Hệ thống quản lý: Hệ thống quản trị dữ liệu linh hoạt, hỗ trợ kết xuất nhiều dạng dữ liệu theo quy chuẩn của Pháp luật
-Triển khai: Sử dụng công nghệ hiện đại có thể triển khai, bảo trì và nâng cấp dễ dàng và thích hợp với nhiều dạng thiết bị
-Cổng thông tin giao tiếp: Giao diện tra cứu, tương tác với người dân và nhà quản lý thân thiện, dễ sử dụng.
Và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về ViLAND là gì trong số tiếp theo nhé.